PHÂN BIỆT 4 PHƯƠNG PHÁP: COACHING, MENTORING, COUNSELLING, CONSULTING


PHÂN BIỆT 4 PHƯƠNG PHÁP: COACHING, MENTORING, COUNSELLING, CONSULTING

Một khảo sát từ Association for Talent Development chỉ ra rằng, có tới 80% phản hồi việc áp dụng Coaching là một chiến lược phát triển tài năng hiệu quả cho họ và nhu cầu này luôn giữ ổn định ở mức 65% hoặc cao hơn. Điều này cho thấy rõ nhu cầu huấn luyện, tư vấn hoặc các phương pháp hỗ trợ khác là rất cần thiết cho việc duy trì và phát triển năng lực đội ngũ hiệu quả.


Ngoài Coaching, có nhiều phương pháp khác như Mentoring, Counselling, và Consulting mà bạn có thể sử dụng để đạt được kết quả tốt nhất trong từng trường hợp. Mỗi phương pháp đều có mục tiêu, hướng tiếp cận và ứng dụng khác nhau.


Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng có thể mang lại lợi ích đáng kể. Cụ thể là:

  • Nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nhân viên: qua việc lựa chọn và áp dụng đúng phương pháp, bộ phận nhân sự hoặc quản lý có thể giúp nhân viên phát triển đúng mục tiêu cũng như nhu cầu của họ.

  • Cải thiện sự gắn kết của nhân viên: khi nhận được sự hỗ trợ phù hợp, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng, sức khỏe tâm lý được cải thiện và có động lực làm việc hơn.

  • Giảm thiểu chi phí và thời gian: bằng cách xác định rõ ràng mục tiêu của từng phương pháp, HR có thể tối ưu hóa nguồn lực và thời gian dành cho các chương trình phát triển đội ngũ.

Cách phân biệt 4 phương pháp

1. Coaching: Phương Pháp Khám Phá Tiềm Năng Cá Nhân

Coaching là quá trình giúp các cá nhân tự khám phá và phát triển tiềm năng của mình. Mục đích chính của coaching là hỗ trợ coachee (người được coaching) hiểu rõ điều gì quan trọng đối với họ và xác định các mục tiêu cụ thể để đạt được. Coach không trực tiếp cung cấp giải pháp mà đóng vai trò như một người hướng dẫn, khuyến khích coachee tự tìm ra con đường phát triển của riêng mình. Quá trình này thường tập trung vào hiện tại và tương lai, giúp coachee cải thiện hành vi cụ thể, từ đó tăng hiệu suất trong công việc và cuộc sống.


Lợi ích của coaching đối với nhân sự là vô cùng rõ ràng. Khi nhân viên tự khám phá và đạt được mục tiêu của mình qua việc tự phản ánh (self-reflection), họ sẽ trở nên tự tin hơn với kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của bản thân. Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

Phương pháp Coaching

2. Mentoring: Phương Pháp Truyền Đạt Kinh Nghiệm

Mentoring là quá trình mà một mentor (người hướng dẫn) chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và lời khuyên của mình với mentee (người được hướng dẫn) giúp họ phát triển kỹ năng, mở rộng kiến thức chuyên môn và định hướng sự nghiệp rõ ràng hơn. Khác với Coaching là việc giúp coachee tự khám phá bản thân và phát triển, Mentoring sẽ tập trung vào mối vào việc truyền đạt kinh nghiệm và hướng dẫn mentee qua những thách thức mà họ có thể gặp phải trong sự nghiệp.


Quan hệ giữa mentor và mentee thường được xây dựng dựa trên hợp tác lâu dài, với mục tiêu dài hạn là sự kế thừa và phát triển cả về kỹ năng chuyên môn lẫn phẩm chất cá nhân của mentee. 

Phương pháp Mentoring

3. Counselling: Giải Pháp Cho Vấn Đề Tâm Lý

Counselling (tư vấn) chủ yếu liên quan đến việc hỗ trợ cá nhân vượt qua các vấn đề cá nhân hoặc tâm lý có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Counsellor (người tư vấn) giúp counselee (người được tư vấn) hiểu rõ và giải quyết các vấn đề trong quá khứ hoặc hiện tại đang cản trở họ trong công việc và cuộc sống. Phương pháp này tập trung vào việc lắng nghe, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn thay đổi hành vi hoặc thái độ.


Đối với các phòng ban HR, việc phân biệt rõ Counselling với các phương pháp khác giúp họ dễ dàng nhận biết khi nào cần sử dụng dịch vụ tư vấn tâm lý chuyên nghiệp cho nhân viên. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe tâm lý của nhân viên mà còn nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thiểu tình trạng căng thẳng trong tổ chức.

Phương pháp Counselling

4. Consulting: Tư Vấn Giải Pháp Kinh Doanh

Consulting (tư vấn) là quá trình mà một Consultant (nhà tư vấn) cung cấp giải pháp và định hướng chiến lược cho khách hàng dựa trên phân tích chi tiết và chuyên môn của mình. Khác với các phương pháp trên, Consulting không tập trung vào việc phát triển cá nhân mà hướng đến giải quyết các vấn đề kinh doanh cụ thể để đạt được kết quả mong muốn.


Consulting thường được đề xuất sử dụng khi tổ chức cần tái cơ cấu, cải thiện quy trình làm việc hoặc triển khai các dự án lớn.

Phương pháp Consulting

Lưu ý khi sử dụng các phương pháp

Khi cân nhắc sử dụng các phương pháp, bộ phận HR cần có bảng đánh giá chi tiết về các tiêu chí khác nhau giữa 4 phương pháp. Mỗi phương pháp có các yêu cầu và mục tiêu riêng để HR xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp phù hợp.


1. Mục đích và kết quả mong muốn đạt được

Trước tiên, bộ phận HR cần xác định rõ mục đích và kết quả mong muốn đạt được khi sử dụng các phương pháp. Đây có thể là sự phát triển cá nhân, lời khuyên nghề nghiệp từ chuyên gia, cải thiện tâm lý, hay cung cấp lời khuyên và định hướng cho kết quả kinh doanh mong muốn.


2. Chuyên môn liên quan

Yêu cầu từ người được tư vấn có thể khác nhau khi tìm kiếm một chuyên gia hoặc người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó. Trong một số trường hợp, họ lại không tìm kiếm những người quá am hiểu chuyên sâu, mà chỉ cần đưa ra lời khuyên từ kiến thức và trải nghiệm thực tế trong một lĩnh vực cụ thể.


3. Định hướng thời gian và thời lượng dịch vụ

Cuối cùng, bộ phận HR cần xác định rõ vấn đề cần giải quyết là ở thời điểm nào (quá khứ, hiện tại hay tương lai) và thời lượng để giải quyết các mục tiêu này là bao lâu (ngắn, trung bình, không có thời lượng chuẩn cho đến khi đạt được kết quả mong đợi).


Sau đây là bảng so sánh chi tiết về các yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng các phương pháp này.

Bảng so sánh chi tiết 4 phương pháp

Kết luận

Phân biệt rõ ràng giữa Coaching, Mentoring, Counselling và Consulting chính là yếu tố then chốt giúp HR xây dựng môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Đảm bảo rằng mỗi nhân viên nhận được sự hỗ trợ phù hợp và góp phần vào sự thành công lâu dài của tổ chức.


Skills Bridge hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa Coaching, Mentoring, Counselling và Consulting. Việc hiểu và áp dụng đúng các phương pháp này sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho từng cá nhân mà còn góp phần tạo nên một tổ chức phát triển bền vững.

XEM THÊM

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge