Ngành Công Nghiệp Mỹ Phẩm Việt Nam: Thông Tin Thị Trường Và Xu Hướng Tương Lai
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có sự bùng nổ khá mạnh mẽ. Sự tăng trưởng này là kết quả của sự mở rộng mạnh mẽ được thúc đẩy bởi dân số trẻ và ý thức làm đẹp ngày càng tăng. Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 137.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Việc này làm nổi bật tính cạnh tranh cũng như xây dựng sự đa dạng cho thị thường.
1. Tiềm năng thị trường
Thị trường làm đẹp của Việt Nam đang có nhiều hứa hẹn nhờ vào cơ cấu nhân khẩu học. Nữ giới chiếm 50,1% trong số 100,3 triệu dân số, với một phần đáng kể trong độ tuổi từ 15 đến 59, chiếm 62,2% dân số. Đặc điểm nhân khẩu học này rất quan trọng vì nó bao gồm nhóm khách hàng chính của các sản phẩm làm đẹp. Theo Statista, ngành mỹ phẩm tại Việt Nam dự kiến đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2024, trong đó thương mại điện tử chiếm 20,2% thị trường và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2027. Dù cho nhiều thách thức liên quan đến sự biến động của thị trường, tốc độ tăng trưởng của ngành này được dự đoán sẽ duy trì ở mức 20-30% hàng năm trong 5 năm tới, do với tỷ lệ phụ nữ sử dụng các sản phẩm làm đẹp ngày càng tăng.
2. Phân khúc sản phẩm và xu hướng
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam chủ yếu được phân thành 2 nhóm chính là chăm sóc da và trang điểm, chiếm gần 50% thị phần. Nước hoa, dụng cụ làm đẹp, sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc cơ thể cũng chiếm một phần đáng kể trên thị trường. Trong đó, nước hoa có giá trị bán hàng trung bình trên mỗi sản phẩm cao nhất vào khoảng 200 nghìn đồng (khoảng 8 USD). Đáng chú ý là nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm hữu cơ và nguồn gốc tự nhiên. Nhu cầu này xuất phát từ mối lo ngại ngày càng tăng của người tiêu dùng về sức khỏe làn da và tác động đến môi trường. Ví dụ, các thương hiệu như Cocoon, chuyên về các sản phẩm 100% thuần chay và không độc hại đã trở nên rất phổ biến. Các thương hiệu địa phương cũng đang phát triển mạnh nhờ tận dụng được sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh hiệu quả với các thương hiệu quốc tế.
Ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam
3. Ảnh hưởng của làn sóng KOLs và mạng xã hội
Các KOLs và mạng xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều hướng hành vi của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Hiệu quả bán hàng mà các KOL mang lại đang càng được khẳng định, khi các thương hiệu dẫn đầu cho biết doanh số bán hàng của họ đã tăng đáng kể khi họ hợp tác với các KOL. Ví dụ, với thương hiệu Anessa, việc hợp tác với các KOL nổi tiếng đã giúp họ tăng phạm vi tiếp cận bằng các video ngắn, với 80% nội dung được quan tâm trên trang của họ là dành cho các KOL, KOC hơn là các bác sĩ và dược sĩ. Các nền tảng như Facebook, Instagram và Tiktok đã trở thành nên tảng chủ yếu để quảng bá thương hiệu, với những người có tầm ảnh hưởng giúp xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
4. Thương hiệu dẫn đầu và chiến lược tương lai
Các thương hiệu lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam bao gồm cả các thương hiệu trong và ngoài nước. Với các thương hiệu quốc tế, ta có thể thấy sản phẩm kem làm dịu và phục hồi Cicaplast Baume B5+ của thương hiệu La Roche-Posay đã chứng kiến mức tăng trưởng 1.698%, với hơn 29.000 sản phẩm được bán ra trong 365 ngày qua. Sản phẩm kem chống nắng của Anessa, Mild Milk là sản phẩm bán chạy nhất khác, đã bán ra hơn 117.000 sản phẩm, tăng 16% so với cùng kỳ. Những thương hiệu này đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể thông qua việc sử dụng hiệu quả các chiến thuật kỹ thuật số như livestream, flash sales và cộng tác với những KOL nổi tiếng. Các thương hiệu trong nước như Cocoon đã tận dụng xu hướng phát triển bền vững, quảng bá các sản phẩm thuần chay và không độc hại, gây được tiếng vang lớn với người tiêu dùng Việt Nam. Ví dụ, nước dưỡng tóc tinh dầu bưởi của Cocoon đã bán được hơn 285.000 sản phẩm trong năm ngoái, tăng 35%. Những thương hiệu này đã và đang xây dựng thành công bản sắc thương hiệu mạnh mẽ và duy trì khách hàng trung thành bằng cách tập trung vào chất lượng, khả năng chi trả và các giá trị đạo đức.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã sẵn sàng để tiếp tục tăng trưởng nhờ cơ cấu dân số trẻ, có ý thức làm đẹp cũng như nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm hữu cơ, dưới sự thúc đẩy của truyền thông xã hội. Hiểu được sở thích của người tiêu dùng địa phương, tận dụng các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số và duy trì sự cân bằng giữa khả năng chi trả và chất lượng cũng là những yếu tố then chốt để thành công ở thị trường này. Với những chiến lược này, tương lai sẽ tươi sáng hơn cho những thương hiệu sẵn sàng đổi mới và kết nối sâu sắc với người tiêu dùng Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
XEM THÊM
Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh
cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ