5 Phút Hiểu Rõ Phân Tích Dữ Liệu: Làm Sao Để Phân Tích Dữ Liệu Hiệu Quả?


Theo báo cáo từ GlobeNewswire, thị trường phân tích dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng lên 234.4 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2028, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) đạt 13.63%. Những dữ liệu này được tạo ra từ đa dạng nguồn và hoạt động làm việc, sản xuất mỗi ngày. Chẳng hạn, Facebook phải xử lý hơn 4 petabyte dữ liệu mỗi ngày, trong khi Google xử lý khoảng 3,5 tỷ lượt tìm kiếm dựa theo báo cáo từ Edge Delta.

Khi nhắc đến phân tích dữ liệu, phần lớn mọi người thường nghĩ đến những công việc phức tạp với các bảng biểu, số liệu, và các thuật toán chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xem xét và phân tích dữ liệu được áp dụng phổ biến trong nhiều công việc khác như Marketing, Sale, Content Creator hay Kế toán. Việc phân tích dữ liệu cho phép chuyển hóa những dữ liệu thô được thu thập từ các nguồn thành những thông tin hữu ích và có giá trị. Dù bạn mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc (1) hiểu rõ bản chất của phân tích dữ liệu(2) nắm vững các kỹ năng cần thiết là yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất trong môi trường đầy cạnh tranh và biến động. 

1. Hiểu Về Phân Tích Dữ Liệu

1.1. Vì Sao Phân Tích Dữ Liệu Ngày Càng Trở Nên Phổ Biến?

Đa dạng mọi ngành nghề và lĩnh vực từ kinh doanh, y tế, giáo dục cho đến các hoạt động bán lẻ hiện nay đều cần đến dữ liệu. 

(1) Bán lẻ: Theo Deloitte, hơn 50% các nhà bán lẻ hàng đầu đang đầu tư mạnh vào phân tích dữ liệu để phát triển các chiến lược giá và khuyến mãi dựa trên dữ liệu hành vi khách hàng.

(2) Y tế: Khoảng 50% bệnh viện tại Việt Nam (theo Deloitte) đang có kế hoạch đầu tư vào phân tích dữ liệu trong 3 năm tới nhằm cải thiện quy trình chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và nâng cao hiệu quả điều trị.

(3) Giáo dục: Trích từ báo cáo của Gartner, khoảng 47% các trường đại học toàn cầu đã sử dụng phân tích dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định quản lý, cải thiện trải nghiệm học tập và sự hài lòng của sinh viên.

Phân tích dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp tìm ra những thông tin cốt lõi để nắm bắt hành vi và sở thích khách hàng. Theo Deloitte, hiện nay có hơn 49% doanh nghiệp coi phân tích dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn. Có đến 67% các tổ chức dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn vào phân tích dữ liệu trong 3-5 năm tới.

Các doanh nghiệp hiện nay đều có xu hướng săn đón những nhân tài phân tích dữ liệu với mức lương vô cùng hấp dẫn từ đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tiềm năng. Dựa trên báo cáo của TopDev, tại Việt Nam, thu nhập khởi điểm cho người mới vào nghề thường từ 1.000 - 1.500 USD/tháng, và từ 3.000 - 4.000 USD/tháng cho những chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu.

1.2. Tương Lai Của Phân Tích Dữ Liệu

Với sự xuất hiện của các công nghệ và mạng lưới xử lý dữ liệu hiện đại, việc phân tích dữ liệu thời gian thực(real-time analytics: Phân tích dữ liệu ngay tại thời điểm được tạo ra) sẽ cho phép các tổ chức có thể theo dõi và đưa ra quyết định tức thì nhanh chóng và linh hoạt dựa trên dữ liệu mới nhất. Gartner dự báo rằng đến năm 2025, hơn 75% các tổ chức toàn cầu sẽ sử dụng phân tích dữ liệu thời gian thực để theo dõi và ra quyết định tức thì.
Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) đã tự động hóa quy trình phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp các nhà phân tích tập trung vào các thông tin cấp cao để đưa ra các quyết định hiệu quả hơn. Các báo cáo từ IDC dự đoán 75% doanh nghiệp sẽ áp dụng AI và học máy trong phân tích dữ liệu vào năm 2026 giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng trước biến động thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Tầm Quan Trọng Của Việc Phân Tích Dữ Liệu

Phân tích dữ liệu đang giữ một vai trò chủ chốt trong các doanh nghiệp và tổ chức, không chỉ vì khối lượng dữ liệu ngày càng lớn và phức tạp, mà còn vì thực hiện những chức năng chủ chốt. Điều đó được thể hiện thông qua 4 vai trò chính sau đây:

(1) Phát triển thông tin chuyên sâu về thị trường mục tiêu: Các doanh nghiệp nắm bắt sở thích, nhu cầu và hành vi mua hàng sắm của khách hàng thông qua việc xử lý dữ liệu về các hoạt động trực tuyến trên Internet. Việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các thị trường mục tiêu cũng có thể giúp các doanh nghiệp và tổ chức nhanh chóng xác định xu hướng và mô hình chiến lược, sau đó tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu này.
(2) Nâng cao khả năng ra quyết định: Thông tin minh bạch thu được từ các nguồn dữ liệu đa dạng, giúp các tổ chức đưa ra quyết định chính xác dựa trên sự hiểu biết về thị trường, khách hàng và hoạt động kinh doanh.
(3) Tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu rủi ro: Thông qua phân tích các dữ liệu thô, các tổ chức và doanh nghiệp có thể tìm ra những phương pháp tối ưu hóa hiệu suất vận hành và tăng trưởng doanh số đồng thời giảm thiểu rủi ro bằng cách tối ưu hóa quy trình, sản phẩm và dịch vụ.
(4) Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: Dữ liệu có thể được sử dụng để theo dõi phản hồi của khách hàng và hiệu suất của sản phẩm theo thời gian thực đồng thời theo dõi những hoạt động của đối thủ để duy trì lợi thế cạnh tranh. Phân tích dữ liệu về sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp phát triển và tinh chỉnh sản phẩm và dịch vụ hiện có để đáp ứng nhu cầu chung của thị trường và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Tầm quan trọng của phân tích dữ liệu

3. Những Kỹ Năng Cần Thiết Cho Việc Phân Tích Dữ Liệu 

3.1. Phát Triển Tư Duy Phân Tích Dữ Liệu

Tư duy phân tích dữ liệu không chỉ đòi hỏi khả năng thu thập và xử lý thông tin mà còn là sự nhạy bén trong việc phát hiện những mẫu hình và ý nghĩa ẩn chứa trong các con số đã được thu thập. Việc phát triển kỹ năng tư duy này không chỉ giúp cá nhân nâng cao hiệu suất làm việc mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu.

Đọc số liệu và báo cáo 

Để phát triển tư duy phân tích dữ liệu, bước đầu tiên là tích lũy kiến thức từ việc đọc và hiểu các số liệu, báo cáo kinh doanh, và biểu đồ phân tích từ đa dạng các nguồn tài liệu. Quá trình này giúp bạn tiếp cận thông tin từ các lĩnh vực khác nhau, mở rộng hiểu biết về cách mà dữ liệu được sử dụng trong thực tế.
Khi đọc một báo cáo, hãy phân tích ý nghĩa của các con số và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số. Việc lưu lại những điểm quan trọng từ các báo cáo sẽ giúp bạn dễ dàng tham khảo sau này.

Sử dụng công cụ hỗ trợ

Để tư duy phân tích dữ liệu trở nên chuyên sâu và hiệu quả hơn thì việc làm quen và thành thạo với các công cụ phân tích là thiết yếu. Các công cụ như Excel, Power BI, và Tableau sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu, giúp bạn nhanh chóng phát hiện các xu hướng và mối quan hệ giữa các biến số. Đối với những người muốn nâng cao hơn, các ngôn ngữ lập trình như Python và R cũng là những công cụ hữu ích giúp thực hiện các phân tích phức tạp và xử lý lượng lớn dữ liệu một cách linh hoạt. 

3.2. Nâng Cao Kỹ Năng Thống Kê

Kỹ năng thống kê là nền tảng cốt lõi khi phân tích dữ liệu giúp bạn hiểu và diễn giải dữ liệu một cách chính xác.

Để nâng cao kỹ năng thống kê, bạn có thể bắt đầu bằng việc (1) đọc các tài liệu/sách chuyên ngành(2) tham gia các khóa học trực tuyến từ các nền tảng học thuật. Việc thực hành phân tích dữ liệu thực tế, áp dụng các kiến thức phân tích thống kê vào các dự án thực tiễn sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng hơn. Có thể sử dụng các công cụ phân tích như SPSS, R, hoặc Python để làm quen với các phương pháp phân tích thống kê tự động, từ đó tăng cường độ chính xác và hiệu quả khi xử lý dữ liệu lớn. Hoặc với tính chất nhiệm vụ đơn giản, bạn có thể khai thác tính năng hỗ trợ phân tích dữ liệu trong Microsoft Excel như lọc dữ liệu, Pivot table hay vẽ biểu đồ.

3.3. Cải Thiện Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Kỹ năng này đặc biệt cần thiết khi đối diện với các tập dữ liệu phức tạp và những thách thức không lường trước khi phân tích. Bạn cần xây dựng lối tư duy logic và sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề thông qua việc xử lý các tình huống thực tế và các bài tập tình huống. Sử dụng các kỹ thuật như phân tích nguyên nhân gốc (root cause analysis), phương pháp 5 Whys, và biểu đồ Ishikawa (xương cá) cũng sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. 

Các kỹ năng cần thiết cho phân tích dữ liệu

4. Làm Thế Nào Để Phân Tích Dữ Liệu Hiệu Quả Nhất?

4.1. Lập Kế Hoạch Rõ Ràng Trước Khi Phân Tích

Bước đầu tiên để phân tích dữ liệu hiệu quả là lập kế hoạch rõ ràng trước khi bắt tay vào phân tích. Việc xác định mục tiêu và kết quả mà bạn muốn đạt được thông qua dữ liệu sẽ giúp bạn tập trung và tránh lãng phí thời gian vào những thông tin không cần thiết.

Trong quá trình lập kế hoạch, việc định rõ những loại dữ liệu cần thu thập, các biến số chính và phương pháp phân tích sẽ sử dụng là rất quan trọng. Việc này giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến trình phân tích và đảm bảo rằng mọi bước đi đều hướng đến mục tiêu cuối cùng. Với một kế hoạch tối ưu, bạn có thể lường trước các khó khăn có thể gặp phải, từ đó chuẩn bị phương án xử lý, giúp quá trình phân tích diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

4.2. Lựa Chọn Công Cụ Phù Hợp Với Loại Dữ Liệu

Nếu bạn làm việc với dữ liệu nhỏ và đơn giản, Excel có thể là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để làm việc với dữ liệu phức tạp hoặc lớn hơn, các công cụ như Python, R, hoặc các nền tảng trực quan hóa như Tableau và Power BI sẽ giúp bạn phân tích nhanh chóng và chuyên sâu hơn. Mỗi công cụ đều có những ưu điểm riêng, do đó, bạn cần chọn công cụ phù hợp nhất với dữ liệu và kỹ năng hiện có. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác của phân tích, và cho phép bạn tìm hiểu sâu hơn những bản chất của dữ liệu.

4.3. Đánh Giá Và Điều Chỉnh Theo Phản Hồi Thực Tế

Sau khi hoàn tất phân tích, bước tiếp theo là đánh giá và điều chỉnh kết quả theo phản hồi thực tế. Quy trình này giúp (1) việc phân tích đạt hiệu quả cao nhất, (2) tối ưu hóa kết quả, (3) đảm bảo rằng những dữ liệu đầu ra có giá trị thực tiễn cao, (4) đáp ứng đúng nhu cầu của tổ chức và thị trường.

Khi trình bày kết quả phân tích cho các bên liên quan, phản hồi và góp ý từ họ có thể giúp bạn phát hiện ra những thiếu sót hoặc các chi tiết cần làm rõ hơn. Hãy sẵn sàng để điều chỉnh kết quả phân tích dựa trên các phản hồi để cải thiện độ chính xác và phù hợp của dữ liệu. Ngoài ra, việc thường xuyên đánh giá lại quy trình phân tích cũng giúp bạn rút kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng phân tích cho những dự án sau.

Làm sao để phân tích dữ liệu hiệu quả?

Lời Kết

Có thể thấy rằng phân tích dữ liệu không chỉ đơn thuần là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định chiến lược cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc trang bị các kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn không chỉ nắm vững quy trình phân tích mà còn mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp.

Hãy đánh giá đúng tầm quan trọng của dữ liệu. Hãy không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng của bản thân để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của các dữ liệu trong công việc. Đó là nền tảng để bạn bắt kịp với xu thế của thị trường, đồng thời có cơ sở để đưa ra nhiều quyết định đúng đắn, kiến tạo những kết quả đáng mong đợi.

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge